Sau quá trình được điều trị bệnh bằng thuốc theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ , bệnh nhân được xuất viện trở về nhà để tiếp tục nghỉ dưỡng. Một trong những điều khiến cả bệnh nhân và người nhà lo lắng là cách chăm sóc như thế nào là đúng, là hợp lý. Vì trên thực tế thì việc chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ giúp người bệnh mau khỏe, giảm thiểu biến chứng, giảm thiểu tối đa thời gian nằm bịnh, cũng như tài chính của gia đình...Để giảm thiểu các điều lo lắng trên, chúng ta cần quan tâm tập trung đến các cách chăm sóc người bệnh tại nhà cần vào các vấn đề chính sau đây : 

  • Chọn chỗ nằm nghỉ có lợi cho người bệnh: Người bệnh rất cần được nghỉ ngơi nên phải chọn chỗ yên tĩnh, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không gian không bị ô nhiễm, không khí không bị ẩm mốc, có ánh nắng sáng chiếu vô phòng càng tốt. Nếu trời lạnh thì phải bảo đảm không gian phòng đủ ấm, không quá lạnh. Nếu bệnh nhân có bị sốt thì nới lỏng quần áo, lau hạ sốt những vùng như : trán, nách, bẹn háng. Tuyệt đối không nên đắp chăn, kết hợp theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để kịp xử lý. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh dễ lây truyền thì cố gắng cách ly trong một khu riêng biệt, nơi ít người qua lại nhất trong nhà bạn, nếu không có điều kiện thì cố giữ người bệnh cách với người khác tối thiểu là 2m và dùng các thiết bị y tế bảo vệ người chăm sóc như: khẩu trang, găng tay, cồn sát khuẩn. Cho bệnh nhân tắm nắng mỗi sáng trước 8h để cơ thể người bịnh được hấp thu tốt chất dinh dưỡng, làn da được diệt khuẩn.

  • Chọn thức ăn, đồ uống thích hợp: Về nguyên tắc, cho dù bệnh nhân bị bệnh gì thì việc ăn uống phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và phù hợp với từng loại bệnh. Trừ một số bệnh đòi hỏi phải ăn kiêng rất nghiêm ngặt như bệnh tiểu đường, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh tim mạch... thì việc ăn uống kiêng khem là không cần thiết vì bệnh nhân sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng làm cho bệnh lâu khỏi hoặc càng nặng thêm. Đối với người lớn, bình thường mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước (kể cả ăn và uống), vì vậy phải khuyến khích bệnh nhân uống đủ nước (nhất là bệnh nhân bị sốt cao, sốt liên tục, tiêu chảy). Khi bị mất nước, hay sốt cao uống gói bù điện giải là tốt nhất cho người bịnh lúc này. Nếu bệnh nhân chán ăn thì phải cho ăn thành nhiều bữa nhỏ, nước uống cũng nên uống từng ngụm nhỏ và uống làm nhiều lần, bổ sung thêm các nước trái cây, hoa quả. Khi nấu ăn cho người bịnh, tốt nhất là nấu những món ăn đủ chất dinh dưỡng và chú ý đến việc dễ hấp thu và dễ tiêu hoá vì người bịnh thường hay bị cảm giác chán ăn, không muốn ăn, cảm giác no, đầy hơi khó tiêu nên khi nấu ăn chúng ta phải chú ý đến những yếu tố trên và tránh không nấu những món ăn kị với nhau sẽ sinh ra chất độc, những món ăn quá nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng sức khoẻ người bịnh. Thường xuyên đổi bữa để người bệnh đỡ chán ăn, ăn được nhiều lần.

  • Săn sóc và vệ sinh cá nhân: Khi người bệnh không đeo khẩu trang thì bản thân người chăm sóc nên đeo khẩu trang y tế hoặc dùng khăn che miệng, mũi mỗi khi chăm sóc người bệnh. Việc chúng ta đeo khẩu trang không phải vì sợ mùi người bịnh mà vì lòng yêu thương và muốn bảo vệ sức khoẻ cho người bịnh được tốt nhất cũng như của chính bản thân. Ta khoẻ thì ta mới có sức chăm người bịnh. Đồng thời khi ta đeo khẩu trang chính là lúc ta hạn chế việc vô tình bản thân mình đưa vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn qua cho người bịnh trong lúc cơ thể người bịnh sức đề kháng đang giảm. Ngoài việc đeo khẩu trang thì việc rửa tay đúng và sạch bằng xà bông diệt khuẩn hay cồn sát khuẩn trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân là điều rất tốt để tránh lây lan cho người khác là điều không thể thiếu. Khuyến khích bệnh nhân đi lại, vận động nhẹ nhàng nếu có thể. Nếu người bệnh quá mệt, buộc phải nằm bất động, ngồi một chỗ hoặc bị liệt không tự xoay trở người được thì phải massage liên tục 1 cách nhẹ nhàng, thường xuyên trở mình cho bệnh nhân để tránh bị loét ở những điểm bị tì, đè như mông, vai..Tuyệt đối không dùng phấn cho người bịnh lúc này vì phấn sẽ chỉ khô bề mặt lúc đầu nhưng sau sẽ rất dễ gây viêm da và lở loét. Thường xuyên xoay trở bệnh nhân còn tránh được viêm phổi, một nguy cơ thường thấy đối với người bệnh phải nằm dài ngày. Khi nghiêng người cho bệnh nhân, ta có thể giữ họ ở tư thế đó 1 lúc, trong quá trình đang ở tư thế đó ta có thể vung bàn tay, vô nhẹ vô lưng người bịnh để giảm cảm giác đau mỏi do nằm lâu, đồng thời việc vỗ nhẹ vô lưng như vậy cũng giúp cho bệnh nhân hạn chế đựợc việc bị viêm phổi, bị ứ đàm, và giúp long đàm đối với bịnh nhân nằm lâu.  Vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng đối với người ốm nặng, phải nằm nhiều. Ngoài vệ sinh răng miệng thường xuyên thì nên tắm rửa cho bệnh nhân hằng ngày.  Nếu không có điều kiện thì lau người bằng nước ấm vài lần mỗi ngày, thay đồ ít nhất ngày 2 lần để tạo cảm giác thoải mái cho người bịnh. Lưu ý khi tắm rửa cho bệnh nhân phải tránh nơi gió lùa, tắm xong phải lau khô người ngay và tắm không quá lâu để tránh bị nhiễm nước, không tắm sau 5h chiều . Việc tắm rửa, vệ sinh toàn cơ thể người bịnh phải thực hiện trước khi mặt trời lặn (ngoại trừ việc đi vệ sinh như tiểu tiện hay đại tiện thì phải làm vệ sinh ngay và luôn cho người bịnh mà không kể thời gian sáng hay tối hay đêm)

  • Ghi chép sức khoẻ người bịnh để biết sự tiến triển của bệnh: Khi chăm người ốm tại nhà, bạn nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định đó. Bất cứ một sự thay đổi nào của người ốm sẽ được phát hiện sớm nếu bạn ghi chép đầy đủ 4 lần mỗi ngày các vấn đề sau: nhiệt độ cơ thể; mạch đập trong một phút; nhịp thở trong một phút; số lần và lượng đại tiện, tiểu tiện trong 1 ngày. Qua bản ghi chép này chúng ta sẽ thấy sức khỏe của người bệnh đang tiến triển tốt lên hoặc đang xấu đi. Việc cho người bệnh uống thuốc cũng phải được ghi chép đầy đủ để đảm bảo người ốm được uống đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng và đúng giờ.

* Trong quá trình chăm sóc người bệnh nếu có các dấu hiệu xấu như ho ra máu; khó thở; không đi tiểu không đại tiện (táo); nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen như hắc-ín (nhựa đường)... thì phải chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.


Bài viết khác

Dịch vụ hỗ trợ người cận tử

Dịch vụ hỗ trợ người cận tử

Nhân Đại Thành chuyên cho thuê giường y tế để hỗ trợ người bệnh và gia đình khi được bệnh viện trả về, những trường hợp cận tử.

Tư vấn cách chọn giường y tế phù hợp với nhu cầu

Tư vấn cách chọn giường y tế phù hợp với nhu cầu

Chọn một giường y tế phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người thân. Để chọn giường y tế phù hợp, cần xác định các yêu cầu cụ thể của người bệnh và khả năng chi trả của gia đình, hãy tham khảo vài gợi ý của chúng tôi.

Tâm lý người bệnh

Tâm lý người bệnh

Trong quá trình kinh doanh giường y tế, Nhân Đại Thành nhận ra là hầu hết người nhà bệnh nhân không gặp khó khăn chút nào trong việc chọn loại giường vừa ý nhưng họ lại vô cùng khổ tâm và phải rất vất vả mới có thể thuyết phục được người bệnh đồng ý sử dụng giường y tế. Trên thực tế, trong số 10 bệnh nhân thì hết 9 phản đối ý định của người chăm sóc khi họ ngỏ ý muốn thuê/mua chiếc giường phù hợp để giải quyết nhu cầu cấp thiết của cả gia đình trong thời gian chăm sóc người bệnh!

Những bất lợi của việc cho bệnh nhân mang tả thường xuyên và quá lâu

Những bất lợi của việc cho bệnh nhân mang tả thường xuyên và quá lâu

Việc dùng tã cho bệnh nhân hoặc người già yếu là điều dễ hiểu vì người thân không có thời gian chăm sóc vệ sinh hoặc chưa tìm được giải pháp tối ưu hơn. Vì việc dùng tã thường xuyên và quá lâu sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân hoặc người già yếu dưới đây:

Giải pháp xả thải di động và không phải thi công phức tạp

Giải pháp xả thải di động và không phải thi công phức tạp

Nhờ áp dụng nguyên lý máy bơm nghiền, việc lắp đặt nhà vệ sinh mới, nhà tắm mới, hoặc một bồn cầu di động ở bất kỳ nơi đâu trở nên đơn giản và không cần phải thi công phức tạp.

Giường y tế có cần thiết không?

Giường y tế có cần thiết không?

Việc chăm sóc người bệnh là việc không hề dễ dàng, phải đòi hỏi sự kinh nghiệm, tình yêu thương đối với người bệnh, hơn nữa cần một số thiết bị chuyên dụng như CHIẾC GIƯỜNG Y TẾ để hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân dễ dàng và làm cho người bệnh thoải mái hơn. Một chiếc giường bình thường sẽ không làm được việc nâng hạ lưng, chân một cách đều và nhẹ nhàng, sẽ không giải quyết vấn đề tiểu tiện hay đại tiện cấp thiết ngay tại giường mà không cần di chuyển khó khăn và tốn thời gian, quan trọng nhất là giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ người thân, vì tâm lý người bệnh khá nhạy cảm, họ không muốn quá phụ thuộc và sự chủ động này khiến tâm trạng họ tốt hơn cũng nhờ đó mà bệnh tình có thể ngày một tiến triển hơn. Trong khi bạn vẫn còn đang đắn đo thì người bệnh đang phải gánh chịu nỗi đau cũng như sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc trang bị chiếc giường y tế ngay tại nhà là điều thiết yếu ngay lúc này.

0944010284