Chăm sóc người bệnh về cột sống và người sau phẫu thuật mổ cột sống/ đốt sống thay bắt vít: 

Đã từng trải qua thời gian nuôi dưỡng, trực tiếp chăm sóc mẹ bị đau cột sống và mổ thay đốt sống nhân tạo, chúng tôi thấu hiểu những khó khăn, vất vả của những người con, người cháu hiếu thảo khi nuôi người bệnh. Mọi người đều biết là để chăm sóc chu đáo một người có bệnh về cột sống hay vừa mổ cột sống thì thân nhân phải chuẩn bị rất nhiều cả về tinh thần, kiến thức y tế lẫn cơ sở/ điều kiện/ phương tiện vật chất. Với những kinh nghiệm thực tế bản thân, chúng tôi xin khái quát và tổng hợp lại những lưu ý khi chăm sóc người có bệnh về cột sống hay vừa mổ cột sống thay bắt vít nhân tạo trong gia đình như sau .

1/ Những việc thường xuyên phải làm khi chăm sóc người bênh cột sống hay mổ cột sống/ đốt sống tại nhà:

· Vệ sinh răng miệng hàng ngày

· Vệ sinh cá nhân thường xuyên (lưu ý không nâng người bệnh ngồi dậy hay nghiêng người bệnh sau ca phẫu thuật ít nhất trong vòng 2 ngày sau phẫu thuật )

· Cho bệnh nhân nằm mặt phẳng cứng không gối đầu (đối với bệnh nhân đau cột sống) hoặc nệm chuyên dụng cho người bị bệnh cột sống. 

· Nhắc người bệnh không đấm lưng, không vặn mình hay cúi người sau khi phẫu thuật. 

· Cho người bệnh nằm bất động từ 1-3 ngày sau khi thực hiện ca phẫu thuật. 

· Không cho người bệnh nâng bất cứ vật gì nặng quá 1 kg sau phẫu thuật. 

· Đo huyết áp/chỉ số đường huyết/ SPO2 2-3 lần/ ngày.

· Phân liều lượng thuốc theo toa và canh đúng giờ cho người bệnh uống thuốc

· Đút người bệnh ăn các bữa chính và bữa phụ, canh cho uống đủ lượng nước/ sữa mỗi ngày (lưu ý thức ăn dễ tiêu, không hoặc hạn chế dầu mỡ ). Không nên ăn đồ lạnh. 

· Theo dõi thể trạng sức khoẻ , nếu thấy người bệnh sốt, ớn lạnh hay vết mổ bị rỉ nước, sưng đỏ thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. 

· Đưa bệnh nhân đi thăm khám , cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sỹ, thường là sau 10-14 ngày sau phẫu thuật. 

· Không bôi bất cứ kem mỡ hay dưỡng ẩm nào lên vết mổ ngoài trừ thuốc bôi được bác sỹ kê toa. 

· Khi đỡ người bệnh ngồi cần giúp họ duy trì tư thế thẳng lưng, giữ cho tay, vai và hông thẳng hàng, đặt được toàn bộ 2 chân lên sàn, sau khi ngồi tầm 30-45 phút thì có thể đứng lên cho máu huyết lưu thông ( Lưu ý khi mới ngồi không nên ngồi quá lâu sẽ làm dồn trọng lực lên cột sống )

· Từ 1 - 4 tuần đầu : đi bộ nhẹ nhàng với thời gian bắt đầu là 5 phút và sau đó tăng dần lên. Việc tập luyện này sẽ thực hiện ít nhất 3-4 lần / tuần. Không vặn mình, bẻ người hay cúi người trong thời gian đầu

· Từ 1 đến 3 tháng sau phẫu thuật : đi bộ quãng đừờng xa hơn, có thể cho người bệnh tham gia việc nhà với những việc nhẹ nhàng . Khuyến khích họ tham gia các lớp vật lý trị liệu có uy tín để bệnh nhân được hướng dẫn cách đi, ngồi, đứng, nằm, cách nâng, kéo hay đẩy đồ vật đúng cách,  giúp ngăn ngừa các cơn đau tái phát do sai tư thế. 

· Sau 3 tháng : Có thể tập thể dục bình thường nhưng tuyệt đối không chủ quan mà khiêng vác nặng , uốn hay vặn mình quá mức .

Tuy vậy, điều quan trọng nhất là những vấn đề tinh thần, sức khoẻ và khả năng tài chính phát sinh trong quá trình chăm sóc người thân yêu:

· Chuẩn bị tài chính để có thể trang trải mọi chi phí liên quan đến việc nuôi người bệnh (được đề cập phần dưới)

· Có tinh thần vững vàng, sự kiên nhẫn và lòng yêu thương để đồng hành suốt quá trình nuôi bệnh

Quan trọng hơn hết, đó là tình yêu thương và mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất của gia đình dành cho người bệnh. Dẫu biết rằng việc chăm sóc người sau phẫu thuật mà nhất là phẫu thuật liên quan đến cột sống hay đốt sống là điều khó khăn và không ít lần người bệnh lẫn người nuôi phải rơi nước mắt. Nhưng hãy yêu thương và chăm sóc họ bằng tất cả tấm lòng để người bệnh cảm nhận được tình yêu của người thân và con cháu luôn bên họ, giúp họ có động lực nhanh chóng vượt qua. Sự yêu thương chính là liều thuốc chữa lành nỗi đau tốt nhất mà ta có thể làm cho người thân của mình mặc dù ta không phải là một bác sỹ . 

2/ Những sản phẩm hỗ trợ việc chăm sóc người bệnh tại gia:

Trước hết và quan trọng nhất là người bệnh cần có không gian riêng: sáng sủa, thoáng mát, yên tĩnh, có cửa sổ càng tốt để có khí trời, Tùy tình trạng bệnh cụ thể mà người thân phải trang bị tại phòng bệnh nhân một số vật dụng cơ bản kết hợp với một vài hoặc nhiều sản phẩm y tế hỗ trợ sau đây:

· khăn tắm + khăn mặt để thay thường xuyên

· tã quần/tã dán

· miếng lót chống thấm

· chậu/thau tắm và gội

· dầu tắm, dầu gội

· chai nước súc miệng

· máy đo huyết áp

· máy đo nồng độ oxy trong máu (spo2)

. gòn gạc y tế + dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết mổ . 

· bô tiểu nam/nữ

· khung tập đi

· gậy 3 hoặc 4 chân

· xe lăn y tế

. Dép chống trơn trượt cho người bệnh đi trong nhà. 

· dụng cụ tập phục hồi chức năng

 . một chiếc giường y tế đa chức năng: Chiếc giường này là vô cùng cần thiết vì nó sẽ hỗ trợ hiệu quả, thiết thực giúp người nuôi bệnh:

- dễ dàng và nhẹ nhàng hỗ trợ người bệnh khi thay quần áo, thay tã

- nâng người bệnh ngồi dậy đúng tư thế khi ăn/uống ( khoảng thời gian an toàn sau phẫu thuật )

- nâng đầu để người bệnh lên cho dễ thở

- không phải vất vả kê bô vào mỗi lần người bệnh cần đi vệ sinh vì giường này được thiết kế sẵn chỗ thông để bệnh nhân tiểu tiện tại giường bất cứ khi nào, sau đó người nuôi bệnh chỉ việc bấm điều khiển (remote control) để xả thải nhanh gọn, sạch sẽ. Hệ thống xả thải này cực kỳ tiện lợi, tiết kiệm sức lực của người chăm sóc và giữ căn phòng luôn sạch sẽ, không bốc mùi hôi …

3/ Những chi phí cần thiết cho người bệnh: đặc biệt là bệnh nhân  phẫu thuật đốt sống:

· Chi phí phẫu thuật : chi phí ca mổ + dung cụ phẫu thuật ( ốc vít, đĩa đệm… giá thành tuỳ chất liệu gia đình chọn lựa ..)

· Phí vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế và trở về. 

· Phí khám chữa bệnh, chụp phim, soi chiếu, xét nghiệm, chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) và chụp CT Scan (chụp cắt lớp vi tính),… tại bệnh viện

· Phí rửa vết thương, chăm sóc vết thương sau phẫu thuật. 

· Phí tiêm thuốc, truyền thuốc . 

· Tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm

· Chi phí thuê người nuôi bệnh, đặc biệt là điều dưỡng viên có chuyên môn (rất tốn kém vì họ thường tính phí dịch vụ theo GIỜ đồng hồ!!!)

· Chi phí trang bị các dụng cụ/ thiết bị y tế phải có tại nhà : gậy chống, đai lưng, xe lăn..

4/ Những sự trợ giúp từ bên ngoài:

Đối với những người bị bệnh phải nằm bất động trong một thời gian và phải mất khoảng thời gian ít nhất nửa năm để hồi phục hoàn toàn thì cho dù người thân có cố gắng đến mấy trong việc chăm sóc trực tiếp người bệnh thì về lâu về dài cũng không thể nào có đủ sức để chu toàn nhiệm vụ. Trong trường hợp này, sự có mặt của người phụ việc là cấp thiết. Nếu tình hình tài chính của gia đình cho phép thì điều dưỡng viên chính là sự hỗ trợ tuyệt vời nhất!   

Ngày nay, một số bệnh viện lớn có dịch vụ giới thiệu người nuôi bệnh nhân tại bệnh viện. Trường hợp bạn cần người chăm hoặc điều dưỡng tại nhà mà có thể đáp ứng đủ điều kiện thì thực sự không dễ tìm được người phù hợp. Ví dụ: Bệnh nhân nữ thường muốn người nữ trợ giúp/nữ điều dưỡng còn bệnh nhân nam thì người trợ giúp là nam giới sẽ tiện hơn. Thế nhưng có trường hợp người trợ giúp không đủ sức dìu/đỡ bệnh nhân cao to/nặng cân hoặc thực hiện những công việc chăm sóc tế nhị!! Ngoài ra, tìm được người trợ giúp ở cả ngày đêm trong nhà để người thân có thể hoàn toàn tin tưởng về đạo đức, về chuyên môn của họ lại càng nan giải!

Nếu gia đình có được trợ giúp từ những điều dưỡng viên hoặc người chăm sóc phụ thì sẽ giảm tải được áp lực nhiều việc:

· đỡ bớt việc cho người thân có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe

· động viên tinh thần, chia sẻ tâm lí với người bệnh để họ có thêm sức mạnh & niềm tin chống chọi với bệnh tật

· vệ sinh giường bệnh thường xuyên

· thay ga giường khi cần

· canh giờ cho người bệnh ăn uống, vệ sinh thân thể  

· cho người bệnh uống thuốc đúng giờ giấc & liều lượng theo đơn

· thường xuyên mát-xa tay và chân cho người bệnh

· tập các động tác vật lý trị liệu căn bản trong khoảng thời gian an toàn sau phẫu thuật.  

· theo dõi và hiểu biết các chỉ số huyết áp, chỉ số đường huyết, chỉ số SPO2 để kịp thời phát hiện tình trạng trở nặng của người bệnh

· lấy máu/nước tiểu đem đến cơ sở xét nghiệm theo y lệnh của BS

· Vệ sinh vết mổ đúng cách giúp tránh tình trạng viêm hay nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật. . 

Bằng kinh nghiệm thực tế và những phát sinh trong quá trình chăm sóc người mổ đốt sống, chúng tôi nhận thấy và tự tin khẳng định một chiếc giường y tế chỉnh điện đi kèm hệ thống xả thải sẽ giúp ích nhiều cho người bệnh lẫn người chăm sóc trong giai đoạn đầu của người bệnh sau phẫu thuật.

Công ty Nhân Đại Thành mong muốn được chia sẻ cùng quý khách hàng bằng việc CHO THUÊ với giá cả vô cùng hợp lý: CHIẾC GIƯỜNG Y TẾ có hệ thống xả thải được thiết kế độc đáo, đáp ứng nhu cầu thực tế của người bệnh, một sản phẩm chuyên dụng, đồng hành cùng gia đình khác hẳn những chiếc giường y tế thông thường đang có trên thị trường.

Nhân viên chúng tôi sẵn sàng tư vấn tận tình, thỏa mãn mọi thắc mắc hay yêu cầu của quý vị. Xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi!


Bài viết khác

Dịch vụ hỗ trợ người cận tử

Dịch vụ hỗ trợ người cận tử

Nhân Đại Thành chuyên cho thuê giường y tế để hỗ trợ người bệnh và gia đình khi được bệnh viện trả về, những trường hợp cận tử.

Giải pháp xả thải di động và không phải thi công phức tạp

Giải pháp xả thải di động và không phải thi công phức tạp

Nhờ áp dụng nguyên lý máy bơm nghiền, việc lắp đặt nhà vệ sinh mới, nhà tắm mới, hoặc một bồn cầu di động ở bất kỳ nơi đâu trở nên đơn giản và không cần phải thi công phức tạp.

Cải tạo phòng ốc hỗ trợ người bệnh

Cải tạo phòng ốc hỗ trợ người bệnh

Người cao tuổi hoặc người bệnh gặp khó khăn di chuyển nên sẽ cần bố trí và cải tạo lại không gian sống phù hợp. Vì thế việc thiết kế phòng ốc phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của người cao tuổi, bao gồm cả việc đảm bảo an toàn cho họ là điều rất quan trọng.

Chăm sóc người cao tuổi

Chăm sóc người cao tuổi

Chúng tôi thấu hiểu và mong muốn chia sẻ những khó khăn khi chăm sóc người cao tuổi, người bệnh liệt giường với Quý Khách Hàng.

0964246888